123 Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc mới nhất

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

VÀI NÉT VỀ TỬ CẤM THÀNH

Tử Cấm thành hay Cố Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9.999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương. Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.

Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều Bắc – Nam dài 961 m và Đông – Tây dài 753 m. Nó gồm 980 kiến trúc nhà ở với 8.886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn; Thần Vũ môn; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn.

Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (tức Hậu cung) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.

BÍ MẬT KIẾN TRÚC GIÚP TỬ CẤM THÀNH TRỤ VỮNG TRƯỚC THẢM HỌA TỰ NHIÊN

Kiến trúc đặc biệt của Tử Cấm Thành khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên, không chỉ ở quy mô mà còn với sức mạnh chống đỡ được các thảm họa tự nhiên tàn khốc như động đất.

Khu tổ hợp cung điện xa hoa này được xây dựng từ năm 1406 -1420, có chứa tới hơn 8.700 căn phòng, nhưng điều khiến các chuyên gia “chấn động” là chúng được xây dựng không cần đến một cái đinh hay bất cứ giọt keo dính nào, nhưng kết cấu của những tòa nhà trong Tử Cấm Thành rất vững chãi, chống đỡ được hàng trăm trận động đất lớn nhỏ trong vòng 600 năm qua, đặc biệt là có thảm họa lên đến hơn 9 độ Richter.

Ngoài ra, đối với một công trình gỗ lớn và quy mô như Tử Cấm Thành thì có một “sát thủ” thậm chí còn đáng sợ hơn bão lũ hay động đất. Đó là hỏa hoạn. Trong sử sách của 2 triều đại Minh – Thanh từng ghi chép về 5 vụ cháy lớn trong cung điện này. Tuy nhiên, Tử Cấm Thành vẫn “không hề hấn gì” sau hơn 500 năm.

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Chính điều khác biệt đó đã thu hút một lượng lớn nhà nghiên cứu trên thế giới đặt chân đến Bắc Kinh để tìm hiểu sâu hơn về bí ẩn kiến trúc này. Và các kiến trúc sư ngày nay phải ngã mũ cúi đầu các bậc cổ nhân xây dựng xa xưa khi khám phá ra “đấu củng” (dougoung) – chìa khóa giúp giữ vững kết cấu của Tử Cấm Thành.

Hơn hàng ngàn năm trước, khoa học xây dựng khung gỗ đã phát triển độc lập ở cả Bắc Âu và Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc điểm địa chất ở mỗi khu vực không giống nhau nên lịch sử xây dựng gần như là khác biệt. Tại Trung Quốc, các kiến trúc thường bị tàn phá do thiên tai động đất. Chính vì thế, một bài toán khó đặt ra cho các nhà xây dựng cổ là làm thế nào để tạo ra 1 cấu trúc nhà ở kiên cố, không bị ảnh hưởng bởi sự rung chuyển của thiên tai. Sau bao tính toán, tìm tòi, các nghệ nhân cổ xưa đã đưa ra được đáp án cho bài toán xây dựng này, đó là “đấu củng” (dougoung).

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Đấu củng là một loại kết cấu mái theo kỹ thuật chồng rường. Đấu củng vừa có tác dụng giúp mở rộng diện tích hiên nhà, vừa có khả năng chịu lực tốt và đồng thời cũng đóng vai trò như một chi tiết để tô điểm, trang trí cho những cung điện ở Tử Cấm Thành. Đấu củng có khả năng làm giảm tác động của các trận động đất lên các tòa nhà, làm giảm thiểu thiệt hại cho các công trình xây dựng khi bị động đất.

Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới mái hiên và mái nhà. Dù không dùng bất cứ một loại keo dính nào nhưng việc lắp đặt các thanh gỗ theo đúng khuôn, ăn khớp nhịp nhàng nên dù động đất xảy ra, kết cấu này luôn giữ vững cố định mái và khung nhà.

Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, đấu củng đã được tạo ra từ những năm 500 TCN. Bằng cách lắp ghép nhiều khung gỗ hình chữ nhật, đấu củng có thể chuyển trọng lượng cực kỳ lớn của mái vào các cột đỡ, và giúp kiến trúc đứng vững, không bị rung chuyển khi gặp động đất.

Khi đưa ra kết luận này, nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc sư đã không tin, chỉ nhờ “đấu củng” mà có thể khiến cả Tử Cấm Thành đứng vững suốt 600 năm như vậy. Họ đã tiến hành phục dựng lại “đấu củng” theo đúng cách truyền thống để thử nghiệm. Cụ thể, các chuyên gia và những người thợ mộc đã xây dựng một mô hình nhà có kết cấu đấu củng ngay bên trên mặt của chiếc bàn rung. Để đánh giá chính xác về kiến trúc cổ này, họ đã xây dựng các chi tiết rất tỉ mỉ và theo cách truyền thống nhất, tất cả vật liệu bằng gỗ, thợ đẽo mài bằng tay. Sau đó, hệ thống mô phỏng các trận động được tác động lên ngôi nhà để kiểm tra sự chịu lực của kiến trúc được xây theo cách truyền thống. Trên cả mong đợi, kiến trúc xây dựng có 1-0-2 này có thể chịu được cường độ của trận động đất lên tới 10,1 độ Richter (trận động đất lớn nhất đo được trong lịch sử là 9,5 độ Richter) mà không hề đổ xuống, khung và mái nhà vẫn đứng vững như chưa có gì xảy ra.

Qua đây mới thấy rằng, con người của hơn 2.500 trước đã tài trí và khéo léo vô cùng khi tìm tòi và đưa ra các giải pháp để chống chọi với thiên nhiên, hơn hẳn những ứng dụng tiên tiến ngày nay.

LOẠI GẠCH TRONG TỬ CẤM THÀNH: QUÝ GIÁ NGANG VÀNG!

Đã có không ít người tò mò về những vật liệu xây dựng nên cung điện xa hoa bậc nhất ở Trung Quốc. Người ta thường nói “Tử Cấm Thành được lát gạch vàng”, tuy nhiên đây chỉ là một cách nói thể hiện giá trị lớn của loại gạch này.

Xem thêm tin:  Bánh tổ trong ngày tết của người Trung Hoa

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Trên thực tế, gạch lát sàn nhà trong Tử Cấm Thành có giá trị đắt hơn vàng. Dù không phải là vàng thật nhưng quá trình chế tác phức tạp mất thời gian tới 720 ngày, tức là khoảng 2 năm mới xong thì cái tên “gạch vàng” quả là xứng đáng.

Theo đó, khi bắt đầu kiến tạo cung điện ở Bắc Kinh, người ta đã chọn một loại gạch nung có xuất xứ từ lò gạch Lục Mộ ở Tô Châu. Nguyên nhân là vì đất ở đây có chất lượng rất tốt, vì vậy nên gạch được sản xuất ở vùng này thường cứng và chắc hơn nhiều so với những nơi khác.  Hơn nữa, loại gạch ở Tô Châu đặc ruột, không có lỗ, còn có một đặc điểm kỳ lạ là tiếng gõ phát ra âm thanh giống như khi gõ vào vàng hay đá quý nên được Minh Thành Tổ (vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh) khen ngợi. Ngoài ra, do được sản xuất để xây dựng kinh thành nên chữ “kinh” và chữ “kim” (có nghĩa là vàng) phát âm gần tương tự nên nên dân gian thường gọi loại gạch này là “Kim chuyên” (hay gạch vàng).

Tuy không được làm bằng vàng quý giá, nhưng quá trình chế tác gạch vàng trong Tử Cấm Thành thực sự rất phức tạp, trải qua nhiều công đoạn và trong một thời gian dài hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường. Vì vậy, năm xưa, trong dân gian ở quốc gia này còn lưu truyền câu nói “một lượng vàng, một viên gạch” để mô tả về loại vật liệu xây dựng đắt đỏ trên.

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Sở dĩ một viên gạch có thể bán được với giá cao như vậy vì quá trình sản xuất của nó rất phức tạp. Cụ thể, chỉ tính riêng việc xử lý đất đã phải trải qua đầy đủ tới 7 công đoạn, bao gồm đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài và sàng (rây) đất. Đặc biệt, điều quan trọng là loại đất này phải được làm bằng đất sét chỉ có ở làng Lục Mộ, Tô Châu. Ban đầu, sau khi tiến hành phơi đất một năm nhằm loại bỏ “tạp chất”, những người thợ sẽ loại bỏ hết các bọt khí để tạo thành một cục đất sét đặc ruột. Tiếp theo, sau khi cho đất sét vào khuôn, quá trình phơi khô trong 7 tháng rồi mới có thể được đưa vào lò nung. Trong quá trình nung kéo dài 40 ngày, người ta dùng rơm rạ và trấu để đốt lò vì cách làm này có thể giúp loại bỏ được hơi ẩm trong đất. Đáng chú ý là gạch sau khi ra lò thì được ngâm vào dầu trấu. Kết quả sau cùng là gạch sẽ có bề mặt rất sáng bóng và nhẵn mịn.

Một mẻ “gạch vàng” dùng để lát sàn trong Tử Cấm Thành sẽ mất tới khoảng 2 năm để hoàn thành, do vậy gạch sản xuất ra cũng có số lượng nhất định. Hơn nữa quá trình kiểm tra cũng rất gắt gao. Cụ thể, nếu trong một mẻ có 6 viên không đạt tiêu chuẩn như khi gõ có âm thanh của vàng nén thì số gạch đó bị coi như phế phẩm và buộc phải chế tác lại. Việc vận chuyển và bảo quản cũng rất được coi trọng và nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo không để mất hoặc tráo đổi gạch giả, gạch có chất lượng kém.

“Gạch vàng” trong Tử Cấm Thành có độ dày lớn, hơn nữa có khả năng thấm nước cao nên vào mùa hè rất mát. Nếu đặt hoa quả trên vật liệu này thì sẽ rất nhanh giảm nhiệt, đồng thời ăn sẽ ngon và mát hơn.

Mặt khác, không phải khắp Tử Cấm Thành đều có nền được lát bằng loại gạch có chất lượng hảo hạng này. Trên thực tế, chỉ có điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và ba tuyến đường phía đông, chính giữa và phía tây trong tổ hợp cung điện xa hoa này là được lát “gạch vàng”.

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Trên bề mặt những viên gạch này được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi rõ niên hiệu của các thời kỳ như Vĩnh Lạc, Chính Đức, Càn Long.

Cách đây vài năm, một cặp “gạch vàng” có xuất xứ ở Tô Châu được sản xuất trong “Ngự Diêu” (có nghĩa là Lò gạch của vua) thuộc triều nhà Minh, đã bán được với giá hơn 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ VND), tức là khoảng 1,35 tỷ VND/viên gạch trong Tử Cấm Thành.

Tuy nhiên, đáng tiếc là do bí quyết chế tạo “gạch vàng” trong Tử Cấm Thành đã bị thất truyền và hiện nay chưa ai có thể tạo ra những sản phẩm tương tự nên vì vậy mà loại gạch này có mức giá bán rất cao như vậy.

MÁI NHÀ TRONG TỬ CẤM THÀNH LUÔN LUÔN SẠCH BÓNG DÙ ĐÃ HƠN 600 NĂM TUỔI

Ngày nay, khi đến thăm Tử Cấm Thành, các du khách dễ nhận thấy là hầu như tất cả các bức tường trong Tử Cấm Thành đều được sơn màu đỏ, phần mái lại được sơn màu vàng và đều vô cùng sáng bóng. Điều gì khiến chúng được như vậy?

Với công trình có một diện tích lớn, hoành tráng như Tử Cấm Thành, để làm sạch các phần mái nhà bằng sức người hay công nghệ là một điều không hề dễ dàng. Chưa kể toàn bộ kiến trúc ở đây được xem như bảo vật, khó có thể tùy tiện làm sạch thô sơ hay thay thế.

Trước hết, cần biết nguyên nhân lớn nhất có thể gây bẩn hay hư hỏng mái nhà các công trình cổ đại là gì? Thật bất ngờ, “thủ phạm” chính là các loài chim. Việc những đàn chim bay trên trời tạo ra một khung cảnh yên bình và nên thơ. Tuy nhiên, điểm tiêu cực chúng để lại chính ra chất thải của mình. Sẽ không ai hay một công nghệ nào ở thời cổ đại có khả năng tìm kiếm và dọn dẹp được toàn bộ phân chim rơi rớt trên mái của các tòa nhà trong Tử Cấm Thành. Chính những “vị khách” này chứ không phải gió, bụi, mưa,… khiến cho các mái nhà bị vẩy bẩn nhất. Vậy làm thế nào mà Tử Cấm Thành vẫn duy trì được phần mái nhà đầy uy nghiêm luôn sạch sẽ và sáng bóng?

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Thứ nhất, không cần con người can thiệp, các dãy mái nhà trong Tử Cấm Thành sẽ có cơ chế “tự vệ”. Rất đơn giản, chính vì toàn bộ phần mái của các tòa nhà được sơn vàng. Về mặt tâm linh, màu vàng tượng trưng cho mệnh Thổ, tức đại diện cho đất đai, người Trung Quốc coi đất đai là nguồn gốc quan trọng của vạn vật trong thiên hạ nên cung điện phải lấy màu vàng làm chủ đạo. Màu vàng cũng tượng trưng cho sự sa hoa, vẻ hào nhoáng của hoàng gia. Về mặt khoa học, việc sơn mái nhà màu vàng trên một diện tích quá lớn như vậy sẽ tạo ra sự tương phản với bầu trời xanh. Màu vàng dưới ánh nắng sẽ khiến bất cứ đàn chim nào di cư qua khu vực Tử Cấm Thành đều bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát và mất phương hướng.

Xem thêm tin:  Người đàn ông Scotland bị chỉ trích vì chửi khách Trung Quốc

Chính vì vậy, Tử Cấm Thành bỗng trở thành khu vực mà các đàn chim ít bay qua, giảm thiểu tối đa việc phân chim làm bẩn khu vực tôn nghiêm của hoàng gia. Nói cách khác, việc sơn mái nhà màu vàng là rất hợp lý về mặt khoa học lẫn văn hóa hay tâm linh.

Thứ hai, loại ngói lát trên nóc các tòa nhà Tử Cấm Thành đương nhiên không chỉ được sản xuất đơn thuần. Cụ thể, chúng được cá thợ làm gạch tráng một lớp men gọi là “men lưu ly”, khiến cho đất hay phân chim, phân côn trùng vô cùng khó lưu lại mà sẽ bị trôi đi ngay. Thiết kế của mái cũng có độ dốc đủ để chất bẩn trôi xuống mà không bị dính trên mái quá lâu, sau đó thì các nô tì có nhiệm vụ dọn sạch những thứ rơi từ trên xuống làm vấy bẩn hoàng cung. Thêm vào đó, những người xây dựng có một kiểu thiết kế gọi là “Oanh Bất Lạc Tường Đỉnh” – tạm dịch là các loài chim không thể đậu tới đỉnh.

Một số thông tin thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc

Kiểu thiết kế hạn chế sự xuất hiện của các loài chim hay động vật khác trên mái nhà. Khi chúng đến thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đậu lại mái nhà nào. Hơn nữa, Trong Tử Cấm Thành cũng không có quá nhiều loại cây lớn, tránh tạo điều kiện cho chim hay côn trùng làm tổ.

Còn xung quanh Tử Cấm Thành thì không ai được phép nuôi chim. Đồng thời, với số lượng lớn kẻ hầu người hạ thời xưa thì việc vệ sinh các công trình của Tử Cấm Thành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ, đảm bảo nơi tôn nghiêm này luôn giữ được tính thẩm mỹ cao.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay từ thời xưa người Trung Quốc đã có những tính toán khoa học kết hợp văn hóa không chỉ để tạo nên công trình kỳ vĩ này mà còn phải làm sao giúp nó tự bảo vệ mình trước các yếu tố tác động bên ngoài.

Chính vì vậy mà ngày nay, Tử Cấm Thành vẫn giữ được tính thẩm mỹ rất tuyệt vời dù đã trải qua hơn 600 năm tuổi và biết bao biến cố lịch sử. 

Uy nghi, huyền bí và mang vẻ đẹp hài hoà đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lấy, nguy nga. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một điểm đến đầy thú vị trong hành trình du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/.

Lưu ý cho các du học sinh Việt Nam khi du học ở Trung Quốc năm 2023 – 2024

1. Tư Vấn Du Học Trung Quốc 2023 – 2024

Điều kiện du học Trung Quốc cần có? ☎️ Gọi/Zalo: 0868.183.298

  • 1. Là công dân: Việt Nam
  • 2. Độ tuổi:từ 18 tuổi đến dưới 35 tuổi.
  • 3. Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THPT; đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ.
  • 4. Học lực: Tổng kết Học bạ 10-11-12 /Bảng điểm GPA 7.0/3.0 điểm (Học lực trung bình khá trở lên).
  • 5. Có chứng chỉ HSK: Đại học: HSK4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK5-6
    English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE
  • DUHOCCHINA.COM là Trung tâm tư vấn du học Trung Quốc tại Tp.HCM (Hồ Chí Minh), Cung cấp thông tin Du học Trung Quốc năm 2023 nên chọn trường nào, điều kiện du học, hoàn thiện hồ sơ du học, chứng minh tài chính du học, Mở tài khoản ngân hàng, Xin visa du học. Du học kỳ Tháng 9/2023, Du học kỳ Tháng 3/2024; Du học kỳ Tháng 9/2024
  • Chi phí Du học 1 năm tiếng Trung 2023, Du học Đại Học, Du Học Thạc Sỹ, Du Học Tiến sỹ

  • Hồ sơ và điều kiện du học xin (Apply) – Học bổng CSC, Học Bổng Khổng tử, Học Bổng Tỉnh -Thành phố, Học Bổng Hiệu trưởng – Trường..vv

  • Vui lòng liên hệ ☎️ 0868-183-298 (Gọi hoặc nhắn tin Zalo)

2. Du học Trung Quốc 2023 – 2024 nên chọn ngành gì?

Nên chọn ngành gì là nỗi lo lắng của không ít sinh viên Việt Nam, Hiện nay Du Học Trung Quốc các ngành được quan tâm nhất là:

Du học Trung Quốc ngành Kinh tế: Luật quốc tế, Quản trị kinh doanh – MBA, Tài chính – Kế Toán

Du học Trung Quốc ngành Ngôn ngữ: Hán ngữ Tiếng Trung – Giáo dục Hán ngữ quốc tế – Biên dịch – Phiên dịch

Du học Trung Quốc ngành Du lịch: Quản lý Nhà hàng – Khách sạn – Đầu bếp – Nấu ăn

Du học Trung Quốc ngành Kỹ thuật: Logistics – Vận tải – Kiến trúc – Xây dựng

Du học Trung Quốc ngành Nghệ thuật: Múa – Diễn viên – Điện ảnh – Đạo diễn – Biên tập phim – MC – Thanh nhạc – Ca sĩ

Du học Trung Quốc ngành Y tế sức khoẻ: Trung y – Y học lâm sàng – Dược – Nha sĩ – Công nghệ sinh học

Du học Trung Quốc ngành Nông nghiệp: Công nghệ thực phẩm – Chế biến và chăn nuôi – Nông nghiệp – Thuỷ sản – Hải Sản

3. Học bổng Du Học Trung Quốc 2023 – 2024

4. Điều kiện và Hồ sơ Du học Trung Quốc 2023 – 2024

Danh sách hồ sơ du học gồm
Hồ sơ yêu cầu
1. Bằng tốt nghiệp
Phổ thông trung học, cao đẳng, đại học
2. Học bạ – Bảng điểm
Học bạ /Bảng điểm Tổng kết điểm trung bình (GPA)GPA 7.0 điểm trở lên
3. Ngoại ngữ
Đại học: HSK4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK5-6
English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE
4. Giấy khám sức
Khám sức khỏe theo mẫu du học Trung Quốc
5. Lý lịch tư pháp:
Giấy xác nhận hoặc lý lịch tư pháp số 1
6. Hộ chiếu – Passport
Hộ chiếu Còn hạn tối thiểu 12 tháng
7. Bản khai thông tin
Khai chi tiết thông du học sinh, học vấn, gia đình…
8. Hình thẻ
Hình chân dung 4×6

5. Thủ tục làm visa du học Trung Quốc 2023 cần biết?

THỦ TỤC XIN VISA DU HỌC TRUNG QUỐC 2023

+ Giấy báo, thư mời nhập học và Form JW201/JW202  (Bản gốc + Bản photo khổ giấy A4)
+ Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu (02 Bản photo khổ giấy A4)
+ Tờ khai xin visa Trung Quốc (Theo mẫu phát tại Lãnh sự/ Đại sứ quán Trung Quốc)
+ 02 ảnh 4×6 chụp trong thời gian gần nhất, nền trắng
+ Phí xin visa du học Trung Quốc 1 lần: Loại Phổ Thông: 685,000đ (60USD) – Loại Nhanh: 685,000đ (85USD) – Loại Gấp: 1,028,000đ (97USD)

VISA DU HỌC TRUNG QUỐC GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Visa X là loại visa được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học hoặc giáo viên đến học nâng cao trong thời hạn quy định.

1. Visa X1: cho khóa du học dài ngày

Visa X1 cấp cho du học sinh tham gia khóa học kéo dài hơn >180 ngày: khóa học tiếng Trung 1 năm, đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

2.Visa X2: cho khóa du học ngắn hạn

Visa X2 cấp cho du học sinh tham gia khóa học ngắn hạn dưới <180 ngày: khóa học tiếng Trung bồi dưỡng Hán Ngữ, Trao đổi du học sinh, Học nghề..

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VISA DU HỌC TRUNG QUỐC – HONGKONG – MACAU

1. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: P1607-1609, Lầu 16, Saigon Trade Center, 37 Đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1900 561599 – Email: [email protected]

2. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Hà Nội – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Số 7 Tầng 7, Tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, Số 1 Đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3275 3888 – Email:[email protected]

3. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Đà Nẵng – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: (023) 6382 2211 – Email:[email protected]

6. Du học và làm việc tại Trung Quốc, Trung Quốc 2023

Du học Trung Quốc có được đi làm thêm hay không?

Năm 2022 Chính phủ Trung Quốc đã cho phép du học sinh Quốc tế được phép làm thêm, nhằm mục đích kêu gọi nhiều du học sinh đến Trung Quốc học tập hơn. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,… du học sinh có thể đi làm thêm, thực tập có lương ở bên ngoài. Nhưng bắt buộc phải có sự đồng ý của nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

Chính vì vậy việc đi làm thêm rất tốt cho những du học sinh. Giúp du học sinh quốc tế trau dồi được các kiến thức từ thực tiễn, học hỏi văn hóa và cách ứng xử của người Trung Quốc. Đặc biệt, điều này còn rất tốt cho những bạn có mong muốn học tập làm việc và phát triển sự nghiệp tại đất nước tỷ dân này.

Thời gian được phép làm thêm tại Trung Quốc?

Sinh viên Quốc tế được cho phép làm thêm trong và ngoài Trường học theo quy định thời gian như sau:

  • Trong thời gian đi học: không quá 8 giờ/tuần và không quá 40 giờ/tháng.
  • Trong kỳ nghỉ đông và hè: không quá 16 giờ/tuần và không quá 80 giờ/tháng.

Điều kiện và yêu cầu đi làm thêm tại Trung Quốc?

  • Sinh viên Quốc tế tham gia vào các hoạt động hỗ trợ lao động ngoài khuôn viên trường phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
  • (1) Tuổi từ 18 trở lên, đáp ứng các điều kiện thể chất cần thiết cho vị trí hỗ trợ học tập;
  • (2) Có giấy phép cư trú học tập hợp lệ trên lãnh thổ Trung Quốc và thời gian cư trú hợp lệ còn lại là hơn 06 tháng;
  • (3) Tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc và kỷ luật trường học;
  • (4) Sinh viên chuyên ngành, Nghiên cứu sinh sau đại học, Sinh viên bồi dưỡng, Học giả nghiên cứu đã học liên tục trong hơn 01 năm trong trường hiện tại;
  • (5) Thành tích học tập tốt và đáp ứng các yêu cầu của trường;
  • (6) Các điều kiện khác theo quy định của nhà trường.

Cách xin việc làm ở Trung Quốc?

Tìm kiếm việc làm thêm tại Trung Quốc ở đâu? Những trang web có việc làm thêm khi đến Trung Quốc là địa chỉ tìm việc tốt nhất của bạn. Ví dụ: http://www.zhaopin.com; http://www.58.com; http://www.51job.com; http://www.ganji.com;

Bạn cũng nên chịu khó ra phố, để tìm việc tại những quán ăn, cửa hàng, siêu thị,… Và một cách tốt hơn khác là hỏi những vị “tiền bối” đã từng học tập và làm thêm tại nơi mà bạn học.
Đó là cách tin tưởng nhất để tìm việc làm thêm.

NHẮN TIN TƯ VẤN – GỌI: 0868-183-298

THÔNG TIN DU HỌC TRUNG QUỐC 2023

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 12:43:54

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,

TIN TỨC LIÊN QUAN , Trung Quốc

Thịt kho Đông Pha, món ăn huyền thoại từ Trung Quốc

Thịt kho Đông Pha, món ăn huyền thoại từ Trung Quốc

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc

Toát mồ hôi với lẩu nướng trên bếp đá ở Lệ Giang, Trung Quốc

Toát mồ hôi với lẩu nướng trên bếp đá ở Lệ Giang, Trung Quốc

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Lạ miệng món lẩu sầu riêng tại Quảng Châu, Trung Quốc

Lạ miệng món lẩu sầu riêng tại Quảng Châu, Trung Quốc

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Điểm danh mười món ngon nổi tiếng Trung Hoa

Điểm danh mười món ngon nổi tiếng Trung Hoa

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Những món ăn Trung Quốc đang được yêu thích

Những món ăn Trung Quốc đang được yêu thích

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Món ngon đường phố Trung Hoa

Món ngon đường phố Trung Hoa

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Điểm danh món ăn “ngon ngất ngây” tại Đài Loan

Điểm danh món ăn “ngon ngất ngây” tại Đài Loan

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Nếm thử món bánh dứa nổi tiếng ở Đài Loan

Nếm thử món bánh dứa nổi tiếng ở Đài Loan

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc

Sáu phố ẩm thực cuốn hút du khách nhất khu vực ĐNA

Sáu phố ẩm thực cuốn hút du khách nhất khu vực ĐNA

Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc